Bên lề Triển lãm Di chuyển Nhật Bản 2023 (JMS 2023), lãnh đạo Toyota toàn cầu và khu vực châu Á đánh giá, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong sản xuất hydro – nguồn nhiên liệu quan trọng cho các phương tiện di chuyển trong tương lai.

Cụ thể, trao đổi bên lề JMS 2023 (diễn ra từ ngày 25-10 đến 5-11, tại Tokyo, Nhật Bản), ông Tiền Quốc Hào – Chủ tịch Toyota châu Á – Thái Bình Dương khẳng định, Việt Nam có nhiều cơ hội lớn trong sản xuất và xuất khẩu nhiên liệu hydro, góp phần vào mục tiêu trung hoà carbon.
Theo đó, Việt Nam có lợi thế là một nước nông nghiệp có sản lượng lúa gạo và các cây nông nghiệp cũng như đang hình thành ngành chăn nuôi quy mô lớn nên có nhiều phụ phẩm có thể là đầu vào cho sản xuất khí sinh học – nguồn năng lượng để sản xuất hydro sạch.
Đây là một lợi thế lớn trong bối cảnh phần lớn lượng hydro xuất xưởng trên thế giới hiện đều sử dụng điện lấy từ các nguồn phát thải cao (nhiệt điện, thuỷ điện…). Bản thân Việt Nam cũng đã có các doanh nghiệp lọc hoá dầu, có thể sản xuất ra hydro; có lợi thế bờ biển dài giúp vận chuyển dễ dàng hydro tới nhiều nơi trên thế giới.
Tuy nhiên, một số lãnh đạo Toyota toàn cầu (TMC) cũng nhấn mạnh, các công nghệ mới – trong đó có sản xuất hydro – đòi hỏi chi phí lớn. Vì thế, việc chuyển đổi cũng cần phải có sản lượng lớn mới đảm bảo được tính kinh tế.

Nhận định của các lãnh đạo Toyota đưa ra trong bối cảnh, nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đang tìm kiếm các giải pháp nhằm đa dạng hoá các nguồn cung năng lượng, nhiên liệu.
Giám đốc điều hành Toyota châu Á Toyota Masahiko Maeda cho hay, Toyota sẽ theo đuổi các lựa chọn đa dạng hướng tới trung hòa carbon, trong đó đa dạng loại hình nhiên liệu là một cách tiếp cận quan trọng.
Theo đó, ở Thái Lan, Toyota đã bắt đầu dự án thử nghiệm Giấc mơ người Thái cùng với các thành viên của Hiệp hội Công nghệ Đối tác thương mại Nhật Bản (CJPT) khác như Isuzu và Hino, sử dụng các nguồn năng lượng sẵn có tại địa phương để sản xuất hydro.
Một giải pháp điển hình là cỗ máy sản xuất hydro từ chất thải sinh học của một trang trại gà, đã bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 10-2023. Thiết bị sản xuất hydro được lắp đặt trong dự án trên được sản xuất bởi Mitsubishi Kakoki.

Trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu, xử lý khí sinh học thành hydro sẽ có công suất 2kg/ngày. Khí hydro “ra lò” được sử dụng ngay trong xe tải chạy bằng nhiên liệu hydro của trang trại, góp phần vào việc không phát thải trong vận chuyển hạng nặng.
Hoàng Linh – Hà Nội mới
Link nguồn:https://hanoimoi.vn/viet-nam-co-nhieu-tiem-nang-san-xuat-va-xuat-khau-hydro-sach-645965.html
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế