Ngày 21/9, tại Lào Cai, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) đã tổ chức “Hội thảo tuyên truyền, trao đổi về ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon theo cam kết tại Hội nghị COP26”.
Tham dự Hội thảo có bà Mai Kim Liên, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu; ông Vũ Đình Thủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Lào Cai; ông Trần Phùng, Phó chủ tịch Uỷ Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai cùng đại diện các cơ quan, tổ chức chính trị xã hội địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hội thảo nhằm phổ biến các quy định pháp luật, chính sách về ứng phó biến đổi khí hậu và các cơ hội từ biến đổi khí hậu mang lại, qua đó thúc đẩy triển khai nhiều hoạt động ứng phó hiệu quả, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Mai Kim Liên cho biết: Biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế không thể đảo ngược, thách thức lớn nhất đối với nhân loại, đã và đang tác động đến mọi mặt: kinh tế, chính trị, ngoại giao, an ninh toàn cầu. Mỗi quốc gia phải chủ động thích ứng nhằm hạn chế các tác động tiêu cực, đồng thời có trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu kể từ năm 2021 trở đi, nhằm giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ này.
Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP26), Thủ tướng Chính phủ đã cùng 124 nguyên thủ quốc gia, đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đạt mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050 và tham gia nhiều cam kết, sáng kiến khác. Những cam kết mạnh mẽ và những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị COP26 đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi công nghệ, phát triển kinh tế – xã hội theo hướng bền vững, hài hòa với tự nhiên.
Để thực hiện cam kết, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26; phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị COP26. Đề án chú trọng vào hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, pháp luật, thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, không phát thải mới; công nghệ lưu trữ năng lượng và công nghệ thu, giữ và sử dụng các-bon.
Đề án cũng ưu tiên thúc đẩy giảm phát thải trong giao thông và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng; phát triển đô thị và công trình xây dựng xanh; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp; bảo vệ, bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững rừng; bảo vệ, phục hồi các nguồn tài nguyên, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhiều nhiệm vụ, giải pháp về nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, tăng cường năng lực, truyền thông; thúc đẩy ngoại giao khí hậu cũng được đề ra cụ thể.
“Để triển khai hiệu quả các nhiệm vụ nêu trên, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, công tác tuyên truyền được coi là một trong các nhiệm vụ được xác định ưu tiên, cấp bách cần được triển khai” – bà Mai Kim Liên nhấn mạnh.
Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Lào Cai Vũ Đình Thủy, đối với tỉnh Lào Cai nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung, việc triển khai các chính sách về BĐKH, các quy định về giảm thiểu phát thải khí nhà kính, đưa mức phát thải ròng về “0”, hay thị trường các-bon… còn đang gặp phải nhiều trở ngại, khó khăn. Việc tăng cường các hoạt động tuyên truyền sẽ giúp các cấp, các ngành của địa phương xây dựng, triển khai các hành động tốt nhất, hiệu quả nhất trong thực hiện nhiệm vụ về ứng phó với BĐKH, giảm phát thải nhà kính, giảm thiểu các rủi ro thiên tai, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư.
Tại hội thảo, lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục Biến đổi khí hậu đã có bài trình bày về: Giới thiệu các quy định pháp luật về ứng phó biến đổi khí hậu; Cam kết về ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam và lộ trình thực hiện; Các quy định pháp luật về thích ứng với biến đổi khí hậu; Các quy định pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt Nam hướng tới phát thải ròng bằng 0; Phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam…
Xung quanh các vấn đề ứng phó BĐKH và triển khai các quy định pháp luật liên quan, đại diện các Sở, ban ngành của Lào Cai và các tỉnh phía Bắc đã trao đổi, thảo luận về các vướng mắc, khó khăn,, đề xuất và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy việc triển khai các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon.
Khánh Ly – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/thuc-day-giam-phat-thai-huong-toi-muc-tieu-trung-hoa-cac-bon-363425.html
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm