Hội LHPN phường 10, quận 6, TP.HCM vừa xây dựng mô hình “Cải tạo mảng xanh từ vật liệu tái chế tại khu dân cư và trường học”.
Hoạt động này nhằm thực hiện Chỉ thị 19 về thực hiện cuộc vận động “Người dân TP.HCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì TP sạch và giảm ngập nước”.
Đồng thời, nhằm tăng cường phát hiện, nhân rộng điển hình cán bộ, hội viên, phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường, tuyên dương, tôn vinh điển hình để tạo sự lan tỏa, chuyển biến tích cực trong cán bộ, hội viên, phụ nữ về công tác bảo vệ môi trường.
![]() |
Mô hình “Cải tạo mảng xanh từ vật liệu tái chế tại khu dân cư và trường học” tại khu phố 3, phường 10, quận 6, TP.HCM. Ảnh: HUỲNH THƠ |
Được biết, một góc khu phố 3, phường 10, quận 6, TP.HCM trước đây là bãi rác phát sinh, với nhiều loại rác nằm ngổn ngang từ rác thải sinh hoạt như túi nylon, chai nhựa, quần áo… cho đến xà bần các loại đều đổ dồn về đây.
![]() |
Tình trạng trước khi cải tạo. Ảnh: Hội LHPN phường 10, quận 6 |
Sau khi được hội LHPN xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình “Cải tạo mảng xanh từ vật liệu tái chế tại khu dân cư và trường học” thì bãi rác phát sinh nơi đây được dọn dẹp sạch sẽ và khang trang.
Khu vực được trồng nhiều cây, tạo mảng xanh, tận dụng các vật liệu tái chế như vỏ bánh xe, chai, nhựa, lon đã bỏ đi,… Qua đó, tuyên truyền cho người dân việc tái sử dụng, hạn chế thải ra môi trường, giảm thiểu tác hại đối với môi trường trong đời sống.
![]() |
Tận dụng vỏ bánh xe cũ. Ảnh: HUỲNH THƠ |
![]() |
![]() |
Ông Trần Thiện (người dân sống khu vực này), cho biết trước đây là bãi rác tự phát, mạnh ai nấy quăng bừa bãi, ngày qua ngày tạo nên núi rác rất hôi thối. Nhiều người còn dắt chó ra phóng uế bừa bãi.
“Bãi rác tự phát này gần trường học, khu dân cư làm ảnh hưởng đến đời sống rất nhiều người. Nhưng từ khi hội LHPN của phường ra quân tuyên truyền, xây dựng cải tạo mảng xanh, xoá điểm tập kết rác phát sinh tại khu vực này tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ. Tôi mong mô hình này càng ngày càng nhân rộng hơn để người dân càng ý thức hơn trong việc đổ rác” – ông Thiện chia sẻ.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường 10, quận 6, cho biết trước đây trên địa bàn phường có nhiều bãi rác tự phát, những điểm rác đó lại gần trụ sở UBND và trường học, khu dân cư. Hội đã nhiều lần tiến hành, chỉnh trang đô thị nhưng đều thất bại là do bước đầu thực hiện chưa có nhiều kinh nghiệm. Qua quá trình khảo sát, hội quyết định xây dựng hoạt động bảo vệ môi trường vừa mang tính kiên cố vừa mang tính tuyên truyền.
![]() |
“Hội xây dựng lộ trình “Mỗi năm sẽ thực hiện một cải tạo một mảng xanh” tại địa bàn dân cư. Tùy theo tình hình thực tế tại địa phương, nếu phát hiện nơi nào mà phải tập kết rác tại cộng đồng thì sẽ tiến hành khảo sát và xin ý kiến để cải tạo mảng xanh tại khu vực đó”, bà Hiền cho hay. Ảnh: HUỲNH THƠ |
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế