Xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng y tế ở Nghệ An còn nhiều khó khăn và phức tạp.
Đầu tư mạnh cho xử lý môi trường y tế
BVĐK huyện Yên Thành (Nghệ An) là bệnh viện tuyến huyện có quy mô 270 giường bệnh kế hoạch. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trên 500 người đến khám, điều trị…Trước năm 2021, BVĐK huyện Yên Thành là cơ sở y tế chưa đảm bảo an toàn về tiêu chuẩn môi trường. Việc xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng không đảm bảo, gây ô nhiễm môi trường. Người dân xóm 2 xã Tăng Thành (Yên Thành) – khu vực xung quanh bệnh viện đã rất bức xúc, nhiều lần có ý kiến phản ánh lên cấp trên.
Cụ thể, lò đốt chất thải rắn của bệnh viện cũ kỹ, đốt bằng dầu, không có hệ thống lọc, ống khó bị gãy nên mỗi khi đốt lò thì khói đen tỏa ra khắp nơi. Hệ thống xử lý chất thải lòng không đảm bảo, xuống cấp. Đường gom nước thải lộ thiên. Kết quả quan trắc chất thải lỏng y tế sau xử lý cho thấy có 2 tiêu chí chưa đạt. Đó là chất NH4+ – N và BOD5 vượt ngưỡng an toàn cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi phải tiếp xúc.
Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm, trong 2 năm 2021-2022, tỉnh Nghệ An đã bố trí ngân sách để BVĐK huyện Yên Thành thực hiện 2 dự án đầu tư xử lý chất thải y tế nguy hại, đó là: Hệ thống lò đốt chất thải rắn y tế, với tổng vốn đầu tư là 3,1 tỷ đồng; Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, với tổng vốn đầu tư là gần 12,1 tỷ đồng…
BS Luyện Văn Trịnh, Giám đốc BVĐK huyện Yên Thành cho hay: BV đã nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, nhờ đó kết quả quan trắc đã đạt tiêu chuẩn môi trường. Hệ thống xử lý này đã đáp ứng được yêu cầu phát triển sắp tới của đơn vị. Thời gian tới, bệnh viện sẽ xây dựng thêm lại tường bao hồ chứa. Hiện nay, bệnh viện đang làm hồ sơ ra khỏi danh sách cơ sở y tế ô nhiễm môi trường. Với chất thải y tế rắn, về lâu dài, bệnh viện sẽ hợp đồng với các đơn vị chuyên nghiệp, chất lượng để xử lý triệt để.
Khó khăn vẫn còn
Theo báo cáo của Sở Y tế Nghệ An: Ở thời điểm này, 100% cơ sở y tế đã hợp đồng với công ty môi trường huyện/thành/thị vận chuyển và xử lý chất thải thông thường. Với chất thải rắn lây nhiễm và nguy hại không lây nhiễm, 13/48 cơ sở khám, chữa bệnh có hệ thống xử lý chất thải rắn tại chỗ (trong đó có 01 đơn vị xử lý bằng công nghệ hấp ướt, tích hợp cắt nhỏ là BVĐK Khu vực Tây Bắc).
12 đơn vị xử lý bằng lò đốt là TTYT Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Yên Thành, Anh Sơn, Tương Dương, Kỳ Sơn, Cửa Lò, Hưng Nguyên và BVĐK Tây Nam). 35/48 cơ sở khám, chữa bệnh hợp đồng với công ty có đủ chức năng để vận chuyển xử lý. Tỷ lệ thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn nguy hại đạt 100%.
Đới với chất thải y tế lỏng, 46/49 cơ sở đã có hệ thống xử lý nước thải. 3/49 đơn vị chưa có hệ thống xử lý nước thải, đó là BVĐK Đô Lương, TTYT Tân Kỳ và TTYT thị xã Hoàng Mai. Tiến độ triển khai dự án đầu tư hệ thống xử lý chất thải tại BVĐK Đô Lương,TTYT Tân Kỳ quá chậm, đến nay vẫn chưa khởi công xây dựng.
Tuy nhiên, khó khăn trong công tác quản lý, xử lý chất thải có thể gây ảnh hưởng đến môi trường y tế hiện nay đó là việc Công ty xử lý Galax (có địa chỉ ở Xóm 4, Xã Nghi Yên, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An) ngừng hoạt động nên các cơ sở khám, chữa bệnh trong tỉnh Nghệ An phải hợp đồng với công ty xử lý chất thải ở 2 địa bàn lân cận là Hà Tĩnh và Thanh Hóa. Do tuyến đường vận chuyển xa nên không đảm bảo về thời gian theo hợp đồng và thời gian lưu giữ chất thải tại kho lưu giữ thường vượt quá quy định.
Để vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Nghệ An được giải quyết triệt để và duy trì bền vững, tỉnh Nghệ An cần thực hiện đầu tư, kêu gọi đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung trên địa bàn tỉnh để xử lý chất thải (lây nhiễm và nguy hại không lây nhiễm) cho các đơn vị khám, chữa bệnh không có hệ thống xử lý tại chỗ.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho BVĐK Đô Lương, TTYT Tân Kỳ; đầu tư nâng cấp Hệ thống xử lý nước thải đối với những đơn vị quá tải do tăng giường bệnh, tăng số lượng bệnh nhân chưa có đầu tư tại kế hoạch số 509/KH-UBND ngày 14/7/2022 của UBND tỉnh (Bệnh viện HNĐK Nghệ An, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An…).
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam