Nhiều năm qua, khi 2 nhà máy mủ cao su và bột cá tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam đi vào hoạt động, cũng là lúc người dân tại đây phải sống chung với ô nhiễm môi trường và lo sợ bệnh tật cận kề.
Nước thải trực tiếp đổ thẳng ra môi trường, cột khói trắng tỏa khắp nơi… đó là hình ảnh xảy ra thường ngày tại khu vực Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng và Công ty TNHH Đại Hòa – Nhà máy sản xuất bột cá thuộc cụm công nghiệp Mỹ An (xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Nước thải từ quá trình chế biến mủ cao su làm môi trường quanh khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng trong thời gian dài.
Theo ghi nhận trực tiếp từ hiện trường, của phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, vào những ngày trung tuần tháng 12.2022, tại Công ty TNHH chế biến cao su Đà Nẵng, trong khuôn viên công ty đang chứa một lượng lớn mủ cao su chưa qua chế biến bốc mùi hôi thối nồng nặc. Quá trình sản xuất, công ty này còn xả nước thải trực tiếp ra môi trường xung quanh, lượng nước này tồn đọng gây hôi thối. Lần theo “dấu vết”, phóng viên đã đến nhà máy chế biến của Công ty này và chứng kiến nhiều nguồn nước thải lẫn lộn, có màu đen ngòm từ trong nhà máy chảy ra ngoài, bốc mùi và phát tán trong không khí.
Cao su được tập kết trong nhà máy bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Tình trạng hôi thối, nước thải xả trực tiếp ra môi trường xung quanh khu vực nhà máy chế biến mủ cao su không qua xử lý đã diễn ra thời gian dài. Ý kiến của nhân dân, cử tri tại địa phương đã nhiều lần được chuyển đến các cấp chính quyền sở tại. Tuy nhiên, không hiểu vì sao việc vi phạm này không dừng lại, mà ngày một nghiêm trọng hơn trước, khiến người dân vô cùng bức xúc. Người dân đang vô vọng khi kiến nghị không được các cấp chính quyền giải quyết thấu đáo?.
Nhà máy chế biến bột cá của Công ty Đại Hòa nếu không cải thiện môi trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người dân và công nhân trực tiếp sản xuất.
Tiếp tục đi vào sâu hơn, cách Công ty TNHH chế biến sao su Đà Nẵng vài trăm mét là Công ty TNHH Đại Hòa – nhà máy sản xuất bột cá thuộc cụm công nghiệp Mỹ An, xã Đại Quang, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, phóng viên tiếp tục ghi nhận, nhà máy này gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, hôi thối không kém gì mùi hôi từ mủ cao su.
Đứng cạnh bờ đất sản xuất nông nghiệp của mình, một số người dân sinh sống tại đây bức xúc nói: Mỗi khi trời mưa dông hay oi bức là người dân không chịu nổi mùi hôi bốc lên từ các nhà máy. Chúng tôi nhiều lần phản ánh lên xã, huyện, đến tỉnh nhưng chuyện đâu lại vào đấy (?).
Ống khói mang mùi hôi thối chưa qua xử lý từ việc nấu bột cá của Công ty Đại Hòa tỏa ra không khí, gây bức xúc trong Nhân dân.
Không riêng 2 nhà máy trên, tại khu vực này còn có các nhà máy sản xuất khác đang “kết hợp” xả thải bẩn, vi phạm pháp luật, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Người dân nơi đây vô cùng lo lắng cho sức khỏe của mình và thế hệ con cháu sẽ gánh chịu bệnh tật bởi nguồn nước ô nhiễm, không khí lẫn tạp chất gây chết người nếu tình trạng trên không được cải thiện.
Theo daibieunhandan.vn
Link nguồn: https://daibieunhandan.vn/moi-truong/quang-nam-o-nhiem-tu-nha-may-che-bien-mu-cao-su-va-bot-ca-gay-buc-xuc-i311571/
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam