Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tại các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ ở ngưỡng nguy cơ gây hại trung bình (2.6-4.8). Các tỉnh, thành phố Nam Bộ ở ngưỡng nguy cơ gây hại cao đến rất cao (5.7-7.9).
Cụ thể, chỉ số tia cực tím tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Thủ đô Hà Nội đều ở mức 5.7; thành phố Hải Phòng ở mức 3.9. Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) ở mức 4.8; thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) và thành phố Đà Nẵng cùng ở mức 3.5. Thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ở mức 7,0; Thành phố Hồ Chí Minh ở mức 7.6; thành phố Cần Thơ và thành phố Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đều ở mức 7.9 và gây hại rất cao kéo dài từ 10-13 giờ.
Trong ba ngày tới (từ ngày 22-24/12), chỉ số UV cực đại tiềm năng tiếp tục duy trì mức gây hại trung bình (3- 6) ở miền Trung và mức gây hại cao (6- 8) ở miền Nam, trong khi đó miền Bắc tăng lên mức gây hại cao (4- 6).
Theo các chuyên gia y tế, tia cực tím có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống như tổng hợp vitamin D, chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết, chữa một số bệnh ngoài da…Tuy nhiên, tia cực tím gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi ra nắng nhiều lần trong thời gian dài như: Ung thư da, u hắc tố, lão hóa da sớm, đục thủy tinh thể, suy giảm hệ miễn dịch…Vì vậy, mỗi người nên có ý thức chống tia cực tím để bảo vệ sức khỏe và làn da của mình.
Các chuyên gia khuyến cáo vào mùa đông, da hay bị khô nên người dân vẫn cần dùng kem chống nắng để dưỡng ẩm, bảo vệ làn da khi ra ngoài trời nắng, cố gắng tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát. Người dân khi ra đường bắt buộc đội nón rộng vành đảm bảo chiều rộng vành phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô hoặc đeo mắt kính màu sậm, đeo khẩu trang, mặc áo khoác và thoa kem chống nắng ngay cả khi trời có mây.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam