Cổng TTĐT Chính phủ tiếp tục nhận được phản ánh của ông Nguyễn Thế Hưng về tình trạng ô nhiễm kênh T2 trên địa bàn TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương kéo dài hơn 20 năm. Từ những năm 2016, 2017, thay mặt người dân khu phố ông Hưng đã gửi kiến nghị đến Cổng TTĐT Chính phủ đề nghị giúp đỡ và đã có chỉ đạo của UBND tỉnh.
Theo đó, chính quyền địa phương đã đưa ra và triển khai nhiều giải pháp xử lý ô nhiễm như xử lý bằng chế phẩm, làm bè trồng thủy sinh… Tuy nhiên, các giải pháp tạm thời nêu trên gần như không có tác dụng.
Đến nay kênh T2 vẫn trong tình trạng ô nhiễm rất nặng, mặt nước quanh năm đặc quánh, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân khu vực xung quanh.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Hưng tiếp tục đề nghị cơ quan chức năng có giải pháp xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm tại kênh T2.
UBND TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương trả lời vấn đề này như sau:
Về nội dung phản ánh tình trạng ô nhiễm của tuyến kênh T2, từ năm 2017 UBND Thành phố cũng đã nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Thế Hưng và UBND Thành phố cũng đã có Văn bản số 352/UBND-TNMT ngày 26/4/2017 trả lời về nội dung này.
Trước mắt, để giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường tại tuyến kênh T2, UBND Thành phố đã ban hành Thông báo số 195/TB-UBND ngày 24/3/2020 về việc chấp thuận phương án: Cải thiện môi trường nước và cảnh quan kênh T2 (đoạn từ ngã tư Máy Sứ đến đường 52 m) và hồ trạm bơm Bình Lâu TP. Hải Dương.
Năm 2020, đã triển khai lắp đặt được 63 bè thủy sinh, bổ sung 1.820 lít hóa chất tổng hợp và 3.820 lít chế phẩm sinh học Sagi Bio2. Kết quả thu được cảnh quan môi trường xung quanh kênh T2 và hồ trạm bơm Bình Lâu được cải thiện đáng kể, 2 bên bờ kênh thường được duy trì sạch sẽ, người dân xung quanh đã có ý thức bảo vệ môi trường kênh T2, tình trạng vứt rác xuống kênh giảm hẳn đã hạn chế được mùi so với trước đây, các bè thủy sinh đã phát triển tốt đã cải thiện cảnh quan đô thị. Nên xem xét nhân rộng mô hình bè thủy sinh đối với các vùng nước mặt ô nhiễm môi trường để giảm thiểu ô nhiễm.
Tuy nhiên, do lượng nước trong kênh chảy thường xuyên, lượng nước trung bình xả vào kênh khoảng 17.700 m3/ngày đêm dẫn đến việc bổ sung hóa chất, chế phẩm hàng ngày tại đầu nguồn sẽ rất tốn kém, nên đã dừng việc bổ sung chế phẩm sinh học, chỉ còn các bè thủy sinh đang phát triển tốt.
Do tuyến kênh T2 là tuyến kênh chính, có vai trò tiếp nhận và tiêu thoát nước cho cả một lưu vực rộng lớn thuộc địa bàn các phường Cẩm Thượng, Tân Bình, Phạm Ngũ Lão, Bình Hàn, Lê Thanh Nghị, nên vào mùa khô, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn khi lượng nước đổ vào kênh T2 chủ yếu là nước thải.
Để giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường, cần đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng biệt, tách khỏi hệ thống thoát nước mưa, không để nước thải chảy vào kênh T2.
Trước thực trạng chung về ô nhiễm do nước thải, từ năm 2017, UBND Thành phố đã nghiên cứu, đề xuất Dự án phát triển tổng hợp các đô thị động lực – thành phố Hải Dương, vốn vay Ngân hàng Thế giới trong đó có hạng mục xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải cho khu vực phía Tây thành phố với phạm vi thực hiện khoảng 1.000 ha bao gồm cả lưu vực tuyến kênh T2.
Dự án trên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1427/QĐ-TTg ngày 26/10/2018 và được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi tại Quyết định số 967/QĐ-UBND ngày 22/3/2019 với thời gian thực hiện Dự án từ năm 2018 đến tháng 6/2025.
Đến thời điểm hiện nay, Dự án đang triển khai thi công mạng lưới đường ống thu gom nước thải, dự kiến thời gian thi công hoàn thiện hệ thống thu gom, trạm xử lý nước thải công suất 12.000 m3/ngày đêm và thực hiện chạy thử vận hành vào Quý I/2025. Sau khi vận hành, nước thải sinh hoạt tại lưu vực tuyến kênh T2 sẽ được thu gom xử lý, không thoát ra kênh T2 gây tình trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay.
Trong thời gian Dự án chưa hoàn thành, UBND Thành phố sẽ chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan để có giải pháp tạm thời giảm bớt tình trạng ô nhiễm tại tuyến kênh T2.
Chinhphu.vn
Link nguồn: https://baochinhphu.vn/hai-duong-dang-thi-cong-mang-luoi-thu-gom-nuoc-thai-tuyen-kenh-t2-102221223102912737.htm
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm