Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa phối hợp với Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, thị trấn Cát Hải (Hải Phòng) phát động sự kiện “Thanh niên hành động vì Đại dương xanh” tại Cát Bà.

Hoạt động nhằm tăng cường sự tham gia của thanh niên, cộng đồng và các bên liên quan trong việc nâng cao nhận thức, kêu gọi và lan tỏa các hành động liên quan đến giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường tại Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.
Sự kiện thu hút hàng trăm đại biểu và được tổ chức cùng hoạt động “Ngày Chủ nhật xanh” của thị trấn Cát Bà. Sự kiện này nằm trong khuôn khổ “Sáng kiến Thanh niên và Đổi mới Sáng tạo vì Đại dương Xanh” do UNESCO, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà phối hợp tổ chức, với sự hỗ trợ của Quỹ Coca-Cola Foundation.
Theo Ban tổ chức, ô nhiễm nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng” là một vấn nạn nhức nhối tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là hậu quả của việc lạm dụng quá mức các sản phẩm từ nhựa cộng với khả năng không tương thích trong thu gom, tái chế, tái sử dụng khiến chất thải nhựa tràn lan trong môi trường.
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, Việt Nam hiện là nước có chất thải nhựa xả ra biển nhiều thứ tư trên thế giới, với khối lượng thải ra Biển Đông dao động trong khoảng từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn/năm (tương đương 6% tổng lượng chất thải nhựa được thải ra biển của thế giới). Dự báo đến năm 2050, lượng rác thải trên biển sẽ nhiều hơn cá.

Trong những năm gần đây, các hoạt động bảo vệ môi trường, nổi bật là các chiến dịch giảm thiểu rác thải nhựa đang được lan tỏa rộng khắp. Các Khu dự trữ sinh quyển, đặc biệt những khu dự trữ sinh quyển ven biển, là những khu vực tiên phong thực hiện phong trào sống xanh, nói không với rác thải nhựa, hướng tới một tương lai không rác nhựa tại các khu dự trữ sinh quyển. Tiêu biểu là Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, một địa điểm du lịch hấp dẫn tại Hải Phòng.
Lượng khách du lịch đến tham quan Cát Bà ngày một tăng kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của rác thải nói chung và rác thải nhựa nói riêng. Khối lượng rác thải gia tăng tạo gánh nặng lên khả năng quản lý rác của địa phương và đe dọa môi trường cũng như hệ sinh thái biển. Vấn đề thu gom, phân loại, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa đang là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền cũng như của người dân tại Cát Bà.
Xuất phát từ thực tế trên, UNESCO cùng với Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà phát động Chương trình Tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một Đại dương không nhựa, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Coca-Cola Foundation nhằm tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề giảm thiểu, xử lý, tái chế,…chất thải nhựa.
Chương trình triển khai nhiều hoạt động cung cấp kiến thức, thông tin và kêu gọi sự tham gia, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của thanh niên, cộng đồng, các bên có liên quan. Đặc biệt, chương trình cũng tổ chức sự kiện “Thanh niên hành động vì Đại dương xanh” với các hoạt động: phát động chương trình; dọn vệ sinh các bãi cạn và các bến tàu và vớt rác trên vịnh và đảo nhỏ bằng thuyền.
Theo Lan Chi – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phat-dong-su-kien-thanh-nien-hanh-dong-vi-dai-duong-xanh-347675.html
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế