Chiều 30/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã tiếp và làm việc với bà Hilde Solbakken, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam và tập trung bàn thảo về các chương trình hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thời gian tới.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chào mừng bà Hilde Solbakken, cùng Đoàn công tác đã đến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ trưởng gửi lời chúc mừng bà Hilde Solbakken đến nhận chức Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Na Uy tại Việt Nam có một nhiệm kỳ công tác thành công góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác, đối tác giữa Việt Nam và Na Uy tương xứng với tiềm năng của hai nước.
Tại buổi làm việc, bà Hilde Solbakken mong muốn có thể thúc đẩy được các hoạt động hợp tác nhất là trong những lĩnh vực mà Na Uy rất có thế mạnh như điều tra đánh giá tiềm năng và quy hoạch không gian biển, phát triển kinh tế biển xanh.
Bên cạnh đó, bà Hilde Solbakken cho biết, hiện nay, Chính phủ Na Uy đang có nguồn quỹ tài chính xanh hỗ trợ cho các hoạt động phát triển bền vững. Đại sứ mong muốn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ thêm thông tin, nhu cầu của Việt Nam, trên cơ sở đó, phía Na Uy có thể hỗ trợ tiếp cận và hưởng lợi từ nguồn vốn này.
Trao đổi với bà Hilde Solbakken, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chia sẻ cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về những chương trình thích ứng với BĐKH cũng như những lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế biển, tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, điện gió ngoài khơi, đa dạng sinh học…
Bộ trưởng đề nghị, phía Na Uy với những thế mạnh của mình sẽ giúp cho Việt Nam xây dựng được quy hoạch không gian biển quốc gia, giao khu vực biển; xây dựng các tiêu chí lựa chọn nhà phát triển dự án có kinh nghiệm, năng lực và có cam kết rõ ràng về tiến độ, chất lượng khảo sát điện gió ngoài khơi; Quy hoạch tổng thể quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ để Việt Nam có thể phát triển được kinh tế biển, năng lượng tái tạo và cùng Na Uy hợp tác, khai thác bền vững nguồn tài nguyên tiềm năng của Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cũng trao đổi với Đại sứ về nội dung quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam, trong đó, có các mục đích, nhu cầu hiện nay của Việt Nam đang đàm phán, do đó, việc hỗ trợ nguồn tài chính đối với Việt Nam là quan trọng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà mong muốn phía Na Uy tập trung hỗ trợ Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng thông qua cơ chế cùng nhau nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ, vấn đề tài chính sẽ chỉ hỗ trợ cho sự hợp tác của doanh nghiệp hai bên.
Bộ trưởng cũng đề nghị, Đại sứ quán Na Uy phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT trong việc xem xét đề xuất xây dựng và kêu gọi hỗ trợ thực hiện các hoạt động liên quan đến các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với các cam kết tại COP27 mà Việt Nam và Na Uy đã cùng đưa ra.
Theo Khương Trung – Báo Tài nguyên và Môi trường
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/viet-nam-na-uy-thuc-day-hop-tac-toan-dien-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-347545.html
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm