Cây Trôi và Muỗm cổ thụ có niên đại gần 500 năm ở xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Theo đề nghị của Hội đồng Cây di sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam Nguyễn Ngọc Sinh vừa ký Quyết định công nhận cây Trôi và Cây Muỗm cổ thụ tại thôn Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì là Cây Di sản Việt Nam.
Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam.
Hai cây cổ thụ có niên đại gần 500 năm (cây Trôi), chu vi thân 3,8 m, cao gần 30 m, gắn liền với miếu Minh Từ (thờ bà Hồ Thuận Nương – vợ vua Trần Minh Tông) và chùa Bảo Tháp – nơi bà đã tu hành. Đây cũng là nơi, trước đó có nhiều vị cao tăng tu hành đắc đạo như: Lý Thầm (con vua Lý Cao Tông) và vị Bồ Tát sống Hồ Bà Lam (thời Trần Duệ Tông) đã tự thiêu vào năm 1374 (ngày 14 tháng 4 Âm lịch). Cây Muỗm có tuổi hơn 300 năm được trồng trước cửa Chùa Dưới của thôn Thượng Phúc (nay gọi là chùa Phúc Khê) có chu vi thân gần 3 m, cao hơn 20 m.
Chủ tịch UBND xã Tả Thanh Oai Vũ Hoài Sơn cho rằng, sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam rất có ý nghĩa và thu hút được sự quan tâm của chính quyền, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân; đồng thời bày tỏ quyết tâm vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn những cây cổ thụ đã được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam.
Các cụ cao niên chụp ảnh lưu niệm bên Cây Di sản. (Ảnh: Vacne)
Anh Lê Hồng Quân (quận Đống Đa, Hà Nội) tuy không phải là chuyên gia nhưng anh rất yêu quý thiên nhiên và thường xuyên tìm hiểu về các loài cây. Anh Quân cho biết, chúng ta đang sống trong thời hiện đại, thời gắn liền với máy móc công nghệ, gắn liền với phát triển kinh tế mà quên mất rằng môi trường sống của con người luôn gắn liền với thiên nhiên. “Nếu chúng ta làm mất hoặc làm suy giảm thiên nhiên cũng đồng nghĩa tự chúng ta đang hủy hoại chính cuộc sống của chúng ta và con cháu chúng ta sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả”, anh Quân nói.
Sự kiện vinh danh, bảo tồn Cây Di sản không những mang lại giá trị lớn về bảo tồn thiên nhiên mà còn mang lại nhiều ý nghĩa về công tác giáo dục, tuyên truyền cộng đồng nâng cao nhận thức bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, môi trường góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.
Phạm Dung
Nguồn: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường
11/06/2022 20:06
Tin cùng chuyên mục:
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế
Đắk Nông: Nhiều chuyển biến tích cực trong thu gom, xử lý rác sinh hoạt
TP. Vị Thanh (Hậu Giang): Hỗ trợ 474 thùng rác cho các hộ dân
TP.HCM: Ra mắt ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế
Đắk Lắk: Làm việc với KOICA về dự án nước thải đô thị
Phiên họp thứ nhất của Đoàn Giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Bộ TN&MT ban hành kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm