Khoảng 5 năm gần đây, nhiều địa phương trên cả nước đã và đang dồn lực đầu tư khai thác du lịch và xem đây là kinh tế mũi nhọn. Điều này hoàn toàn phù hợp bởi việc tận dụng khai thác triệt để lợi thế mang tính đặc thù, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tránh lãng phí là việc cần làm.
Những năm gần đây, hàng loạt dự án du lịch (tâm linh, nghỉ dưỡng, nông thôn, biển, sinh thái…) đã xuất hiện tại không ít địa phương. Giới chuyên gia cho rằng, việc làm du lịch đang là hướng đi mới để phục vụ nhu cầu của người dân. Thực tế cho thấy, các địa phương phát triển đa thể loại đang tạo nên công ăn việc làm cho người dân, thậm chí rất nhiều gia đình cũng đã chuyển đổi việc trồng lúa, canh tác nông nghiệp sang các loại hình dịch vụ, mang lại thu nhập cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp.
Cắm trại (dã ngoại) đang là một trong những loại hình du lịch được giới trẻ thịnh hành.
Tuy nhiên, ngoài các dự án đầu tư quy mô lớn, bài bản, việc chuyển đổi, phát triển du lịch mang tính tự phát đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lãng phí nguồn tài nguyên, ảnh hưởng uy tín, thương hiệu du lịch quốc gia, đặc biệt tác động tiêu cực đến môi trường.
Các chuyên gia cho rằng, việc quy hoạch các khu du cần một diện tích đất đai rất lớn, cho nên chúng ta phải đặt ra câu hỏi rằng có thật sự cần thiết tiếp tục xây những khu du lịch nữa hay không? Vùng đồng bằng, Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên…nơi có núi, rừng hiện đã có nhiều khu du lịch. Nếu địa phương nào cũng muốn quay sang làm du lịch thì quỹ đất còn lại sẽ rất hạn hẹp. Trong khi đó, tài nguyên đất đai là hữu hạn, quỹ đất đó chúng ta dành để làm thứ khác như: trồng rừng, sản xuất nông nghiệp…nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Chính vì vậy, làm du lịch (đặc biệt là loại hình tâm linh, nghỉ dưỡng) cần phải xem xét một cách thận trọng, khách quan.
Một chuyên gia trong lĩnh vực môi trường chia sẻ: “Nhiều nước trên thế giới trước khi bắt tay làm du lịch, họ đã tính toán rất chi tiết, cụ thể về chiến lược ngắn, trung và dài hạn và khi bắt tay triển khai, họ thực hiện theo kế hoạch bài bản, họ không làm theo kiểu “trao lưu” dẫn đến manh mún, ồ ạt dựng lên, sau thời gian không hiệu quả lại chán, rồi bỏ”. Chuyên gia này cho rằng, muốn làm du lịch thành công, bền vững phải hội tụ một số yếu tố sau:
Thứ nhất, cần xác định rõ về tiêm năng xem đó có thực sự là tiêm năng biến thành thế mạnh hay không? Vị trí địa lý, hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở có phù hợp không?
Thứ hai, về nhân lực có phù hợp để làm du lịch hay không? Một người nông dân có thể trong sản xuất nông nghiệp họ làm rất hiệu quả nhưng bỏ nông nghiệp để quay sang làm du lịch thì đó lại là vấn đề hoàn toàn khác. Bởi, người làm du lịch , ngoài niềm đam mê, tư duy và nhận thức phải có trình độ, kiến thức chuyên ngành nhất định. Thứ ba, về cơ chế, chính sách có phù hợp hay không? Nếu không có cơ chế, chính sách hoặc có nhưng thiếu và không đồng bộ sẽ ảnh hưởng, kìm hãm phát triển. Thứ tư, về tầm nhìn và tư duy chiến lược phát triển…
Cũng theo các chuyên gia, điều quan ngại nhất là công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch tự phát, mang mún, nhỏ lẻ cũng đồng nghĩa không có đánh giá tác động môi trường, cơ quan quán lý nhà nước khó khăn trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động, các chủ cơ sở kinh doanh du lịch thiếu hoặc không quan tâm đến công tác thu gom, xử lý chất thải (chất thải rắn, nhựa, chất thải sinh hoạt…) dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
(Còn nữa)
Quốc Dũng
Nguồn: Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/du-lich-tu-phat-tac-dong-the-nao-den-moi-truong-bai-1.html)
16/05/2022 11:05
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam