Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường.
Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề truyền thống ít gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách chuyển đổi sản xuất đối với những làng nghề sản xuất gây ô nhiễm không khí.
Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển ngành nghề truyền thống ít gây ô nhiễm môi trường không khí.
Từ 2022 – 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng sẽ phối hợp với Bộ Tài chính để hoàn thiện cơ chế tài chính, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường không khí. Nghiên cứu, huy động các nguồn lực đầu tư ngoài vốn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác cho quản lý chất lượng môi trường không khí. Ngoài ra sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện. Triển khai thực hiện trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025.
Công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao năng lực, nhận thức về quản lý chất lượng môi trường không khí là một trong những giải pháp quan trọng của kế hoạch. Cụ thể, từ năm 2022 đến năm 2025, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, phổ biến thông tin cho cộng đồng về ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng; Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp hàng năm với các cơ quan truyền thông trong hoạt động cung cấp, công bố, cảnh báo thông tin chất lượng môi trường không khí và chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu quan trắc về chất lượng môi trường không khí phục vụ công tác chuyên môn về giảm thiểu tác hại của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng; Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, cơ sở dữ liệu quan trắc về chất lượng môi trường không khí với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương.
Phạm Yến
Nguồn: Tạp chí điện tử Thiên nhiên & Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/xay-dung-co-che-chinh-sach-phat-trien-nganh-nghe-it-gay-o-nhiem.html)
16/05/2022 14:05
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam