Nước thải sinh hoạt do con người thải ra ngoài môi trường hàng ngày rất lớn và tồn dư nhiều loại hóa chất, vi khuẩn. Nếu không được xử lý diệt vi khuẩn đúng cách, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và đặc biệt là môi trường sống xung quanh.
Nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt hiện nay chủ yếu phát sinh từ 3 nguồn, gồm từ khu vực vệ sinh của người và gia súc; từ các chất thải sinh hoạt; và từ nguồn nước thoát sàn.
Nước thải từ khu vực vệ sinh của người và gia súc chủ yếu chứa các chất hữu cơ có mùi hôi thối, có nồng độ ô nhiễm cao, như phân, nước tiểu, cặn bã hữu cơ và các vi sinh vật gây bệnh. Các chỉ số BOD5, COD, N và P có nồng độ ô nhiễm cao đã gây nên hiện tượng phú dưỡng nguồn nước mặt, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái nước trong các ao hồ, không khí và đời sống dân cư trong khu vực.
Ô nhiễm nguồn nước bởi nước thải sinh hoạt.
Nước thải từ chất thải sinh hoạt, gồm nước thải từ khu vực nhà bếp và khu vực tắm rửa, như nước rửa rau quả, bát đĩa, xoong nồi, cốc chén phục vụ cho đun nấu và giặt giũ quần áo, tắm rửa cá nhân,… thường chứa nhiều dầu mỡ, cặn bã, rác và các hóa chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, thuốc tẩy, sữa tắm, dầu rửa bát, dầu gội đầu.
Nước thoát sàn thải ra từ quá trình lau, rửa sàn nhà, sàn bếp, ga ra xe cũng chứa các thành phần gây ô nhiễm như chất tẩy rửa, rác và cặn bẩn.
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
Hiện nay, việc ô nhiễm nguồn nước đã trở thành vấn đề nóng hổi được rất nhiều người quan tâm. Tốc độ đô thị hóa càng cao thì việc thi công lắp đặt các hệ thống cống rãnh càng nhiều. Nhưng hầu như ở các thành phố lớn, các loại nước thải sinh hoạt không đủ chỗ chứa đều trực tiếp đổ ra sông hồ, ao suối.
Nước thải chưa qua xử lý đã xả trực tiếp ra môi trường là nguyên nhân khiến sông ngòi đổi màu, bốc mùi, ô nhiễm. Không chỉ nước, môi trường đất cũng ngày càng bạc màu do tác động từ nước thải chưa qua xử lý.
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến nguồn nước
Nếu không xử lý nước thải sinh hoạt theo quy trình hoặc không có cách xử lí rác thải đúng cứ trực tiếp đổ ra ngoài môi trường sẽ khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Và đây sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật cho con người.
Khi con người sử dụng những nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây nên các bệnh liên quan đến sức khỏe đặc biệt là trẻ em có sức đề kháng kém hơn người trưởng thành như: Bệnh viêm phổi ở trẻ em, viêm da ở người lớn, suy nhược cơ thể, ngộ độc, ung thư… Về lâu dài, đây là con đường làm hệ gen của sinh vật biến đổi, làm suy yếu và tuyệt chủng giống loài.
Do đó, xử lý nước thải sinh hoạt là vấn đề cấp thiết của tất cả mọi người. Công việc này cần phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng. Mọi người dân phải có ý thức bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là cần phải áp dụng những quy định nghiêm ngặt hơn đối với vấn đề kiểm soát ô nhiễm, buộc tất cả mọi doanh nghiệp phải đáp ứng được những tiêu chuẩn tối thiểu về nguồn nước thải trong sản xuất kinh doanh, tránh làm tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn.
Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến môi trường đất
Nước thải sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến môi trường đất bị ô nhiễm nếu không xử lý đúng cách. Nguồn nước bẩn này chảy vào các khu đất trồng trọt, chăn nuôi sẽ có tác động xấu đến rau cỏ, thịt động vật. Hoặc nếu nước thải sinh hoạt ngấm vào sâu trong lòng đất sẽ ăn vào các mạch nước ngầm. Nếu các gia đình vẫn sử dụng nước giếng đào, giếng khoan thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Tóm lại, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý bằng những phương pháp phù hợp. Xử lý nước thải sinh hoạt là việc làm cần thiết.
Ngọc Anh
Nguồn: Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống (https://moitruong.net.vn/xu-ly-nuoc-thai-sinh-hoat-do-thi-o-viet-nam-bai-2-tiem-an-nhieu-nguy-co-gay-o-nhiem-moi-truong/)
8 Tháng Tư, 2022- 07:29
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam