TMO – Có đến 4 địa phương miền Bắc là Hà Nội, các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương đang phải chịu sự ô nhiễm nghiêm trọng từ hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho khoảng 135.000 ha và tiêu úng cho 185.000 ha đất canh tác thuộc các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của Hà Nội. Đồng thời cung cấp nước sử dụng cho nhiều mục đích khác như cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, sản xuất của các làng nghề mà hệ thống thủy lợi đi ngang qua. Do phải tiếp nhận nhiều nguồn nước thải chưa qua xử lý, hệ thống thủy lợi này đang bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Từ thực địa, có thể thấy rõ những gì mà dòng sông này đang phải gánh chịu. Qua cảm quan cũng có thể thấy tại nhiều đoạn nước sông bị chuyển sang màu đen, có mùi hôi thối. Mùi hôi thối này từ dòng nước, lan cả vào khu dân cư lân cận. Do tình trạng ô nhiễm ngày một nghiêm trọng, nên đời sống sản xuất của người dân dọc theo công trình này bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Nếu như trước đây rất nhiều gia đình sinh sống bằng nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, thì nay hình ảnh những chiếc vó bè buông lưới, ao nuôi thả cá dọc hai bên bờ sông gần như vắng bóng.
Hơn 55 năm vận hành, hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải đã tác động tích cực đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và sự hình thành các làng nghề đã khiến tình trạng ô nhiễm nước trên hệ thống thủy lợi này ngày một gia tăng. Đây là thách thức lớn không chỉ của riêng ngành Nông nghiệp, mà còn là thách thức đặt ra với ngành liên quan khác như: Môi trường, Y tế…trong khi phạm vi hệ thống sông này rất rộng từ tỉnh Hải Dương đến Hưng Yên, Bắc Ninh và một phần của TP Hà Nội. Ai cũng biết ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn đất, thông qua chuỗi thức ăn ảnh hưởng trực tiếp tới người và các sinh vật khác.
Câu hỏi phải làm sao để giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng dòng nước? Và ai là người chịu trách nhiệm thì lại bị bỏ ngỏ, vì không biết là việc của riêng ai.
Phạm Dung – Lê Huýnh
Nguồn: Tạp chí Điện tử Thiên nhiên & Môi trường (https://thiennhienmoitruong.vn/tim-lai-mau-xanh-cho-bac-hung-hai-bai-1.html)
Thứ ba, 05/04/2022 11:04
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam