Có khoảng 56% doanh nghiệp nhận thấy cơ hội trong bối cảnh rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong việc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo công bố báo cáo “Thích ứng để thành công – Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với doanh nghiệp Việt Nam”, do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã phối hợp với Quỹ Châu Á tại Việt Nam tổ chức ngày 16/9, tại Hà Nội.
Theo TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), báo cáo được thực hiện dựa trên khảo sát 10.400 doanh nghiệp đang hoạt động ở 63 tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, có khoảng 8.700 doanh nghiêp tư nhân trong nước, 1.600 doanh nghiệp có vốn đầu tưu nước ngoài. Đây có thể coi là cuộc điều tra lớn nhất có quy mô lớn nhất từ trước đến nay của nước ta trong rủi ro thiên tai, BĐKH và hành động của doanh nghiệp.
Báo cáo chỉ ra, hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thấy những hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra thường xuyên hơn. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là những ngành có hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với thay đổi thời tiết hơn cả và cũng bày tỏ sự quan tâm nhiều nhất. Những hiện tượng đáng lo ngại nhất bao gồm: nắng nóng kéo dài, mưa lớn kèm theo bão/áp thấp nhiệt đới và ngập lụt ở những nơi trước đây hiếm khi xảy ra.
54% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã bị gián đoạn sản xuất kinh doanh do thiên tai. 51% số doanh nghiệp cũng bị giảm năng suất lao động do thời tiết khắc nghiệt và suy giảm doanh thu. Rủi ro từ thiên tai và BĐKH còn làm gián đoạn kênh vận chuyển, tăng chi phí sản xuất kinh doanh, đình trệ mạng lưới phân phối, thiệt hai cơ sở vật chất và thiếu nhân lực. 33% doanh nghiệp từng gặp khó khăn do vùng nguyên liệu sản xuất bịt thiệt hại.
Bên cạnh rủi ro, 56% doanh nghiệp đã nhận thấy cơ hội từ thiên tai và BĐKH. Trong đó, khoảng 30% nhận định đã đến lúc tái cơ cấu, sắp xếp lại sản xuất. 17% cho rằng đây là cơ hội để tọa ra sản phẩm và dịch vụ công nghệ mới, đồng thời, phát triển thêm thị trường cho sản phẩm đang có. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Theo ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế của VCCI, Đối mặt với những tác động, thiệt hại gây ra bởi các hiện tượng của rui ro thiên tai và BĐKH, theo điều tra năm 2019, các doanh nghiệp đã triển khai nhiều hoạt động như điều chỉnh giờ làm việc do thời tiết khắc nghiệt, đào tạo cán bộ, nhân viên về ứng phó với rủi ro thiên tai và BĐKH, tham gia ứng cứu, khắc phục sau thiên tai…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã sử dùng một số sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm cơ sở vật chất, máy móc và hàng hoá, bảo hiểm gián đoạn sản xuất kinh doanh và các bảo hiểm khác. Kết quả điều tra cho thấy, trong số 10.356 doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 44,5% doanh nghiệp sử dụng một loại sản phẩm bảo hiểm nhất định để phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hại BĐKH.
Phát hiện quan trọng từ điều tra cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng đầu tư để cải thiện mức độ tuân thủ về môi trường. Trung bình các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả lên tới 7,32% chi phí hoạt động cho việc thân thiện với môi trường.
Báo cáo cho thấy, để thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng đầu tư thân thiện hơn với môi trường, chính quyền nắm vai trò rất quan trọng để tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và nâng cao chất lượng lao động tại các địa phương đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tận dụng các cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay.
Theo ông Michael R Digregorio – Trưởng đại diện Quỹ Châu Á tại Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 dần có thể được kiểm soát nhưng những tác động về BĐKH sẽ vẫn diễn ra lâu dài, mang đến những rủi ro lớn đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, lần đầu tiên, Quỹ Châu Á phối hợp với VCCI xây dựng báo cáo mong muốn mang đến bức tranh tổng thể về vấn đề này, giúp doanh nghiệp cũng như các nhà quản lý có cơ sở giải quyết các thách thức do BĐKH.
Tại buổi hội thảo, các thành viên tham dự đã đóng góp ý kiến để các doanh nghiệp có hướng đi, chính sách cụ thể để có thể cải thiện và phát triển hơn trong thời gian sắp tới.
Nguồn: Báo tài nguyên và môi trường
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam