Khi đi vào hoạt động, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 sẽ hòa cùng hệ thống lưới điện quốc gia với sản lượng điện gió trung bình khoảng 115 triệu kWh/năm.
Sáng 3.10, tại TT.Hòa Bình, H.Hòa Bình (Bạc Liêu), Công ty cổ phần điện gió Kosy Bạc Liêu, thuộc Tập đoàn phát triển đô thị và năng lượng tái tạo tại Việt Nam (Kosy Group) tổ chức lễ động thổ xây dựng Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1.
Dự án có quy mô 14 ha, gồm 45 trụ turbine, công suất trên 200 MW, tổng mức đầu tư khoảng 8.000 tỉ đồng. Trong đó, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1, xây dựng 9 trụ turbine, công suất 40 MW, tổng mức đầu tư trên 1.500 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự án 12 tháng, hoàn thành đi vào vận hành trước ngày 30.10.2021.
Khi đi vào hoạt động, Nhà máy điện gió Kosy Bạc Liêu giai đoạn 1 sẽ hòa cùng hệ thống lưới điện quốc gia với sản lượng điện gió trung bình khoảng 115 triệu kWh/năm; đạt doanh thu khoảng 270 tỉ đồng/năm, đồng thời giải quyết việc làm kỹ thuật cao cho hàng trăm lao động tại địa phương.
(Theo báo Thanh Niên)
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam