Hóa đơn tiền điện mùa hè là nỗi đau đầu của nhiều gia đình. Những biện pháp dưới đây giúp bạn có thể tiết kiệm điện khi dùng điều hòa.
– Để nhiệt độ phù hợp
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, để sử dụng điều hòa tiết kiệm điện cần chú ý đến việc cài đặt nhiệt độ.
Người dùng nên đặt nhiệt độ hợp lý, ví dụ nhiệt độ ngoài trời 35 độ, nhiệt độ cài trong nhà chỉ khoảng 26-28 độ.
Các gia đình nên tránh việc để chế độ lạnh quá sâu, điều này không cần thiết và làm tăng tiêu thụ điện năng. Theo ông Dũng, việc giảm 1 nhiệt độ trong phòng, khả năng tiêu thụ điện năng của điều hòa tăng từ 1,5 đến 3%.
– Lắp đặt đúng cách
PGS.TS Nguyễn Việt Dũng cũng khuyến cáo, gia đình chuẩn bị lắp máy điều hòa mới nên cân nhấc lắp dàn nóng đảm bảo yếu tố thải nhiệt tốt. Cụ thể, khoảng cách phía trước mặt của dàn nóng không được nhỏ hơn 1,5 đến 2m, khoảng cách này càng lớn càng tốt.
Nếu khoảng cách này nhỏ hơn 1,5m, nhiệt nóng thải ra bao nhiêu lại bị phả trở lại khiến việc giải nhiệt điều hòa kém, lượng tiêu thụ điện càng tăng.
PGS.TS Dũng khẳng định: “Việc thải nhiệt cho cục nóng phải được tính toán kỹ để tránh tình trạng quẩn gió, giải nhiệt kém, gây tốn điện”.
Ngoài ra, cần tránh lắp cục nóng điều hòa ở hướng tây. “Chúng tôi thử nghiệm lắp cục nóng ở chỗ có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thì thấy việc tiêu thụ điện năng tăng lên. Nếu trường hợp nhà ở hướng tây, gia chủ có thể lắp thêm mái che và đảm bảo nguyên tắc không cản gió cho cục nóng”, ông Dũng nói.
– Vận hành hợp lý và thường xuyên bảo dưỡng điều hòa
Trước mỗi mùa nóng, người dùng phải bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa. Ngoài ra, gia chủ có thể tháo lớp màng lọc của dàn lạnh để rửa. Sau khi làm khô, chúng ta có thể lắp trở lại như cũ.
“Việc này khá đơn giản. Mỗi mùa hè, khoảng 2 tháng/lần, gia đình có thể rửa lưới lọc của dàn lạnh. Việc này khiến gió điều hòa di chuyển tốt hơn, tăng khả năng lọc bụi và giảm tiêu thụ điện năng”.
Ngoài ra, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Nhiệt – Lạnh, Đại học Bách khoa Hà Nội cũng chỉ ra một số kinh nghiệm để tăng độ bền khi sử dụng điều hòa:
Yếu tố đầu tiên là nên chọn điều hòa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình. Sau đó, chúng ta chọn điều hòa cần chú ý đến “nhãn năng lượng xếp hạng”. Trên các dòng máy điều hòa sẽ dán các nhãn năng lượng so sánh.
Trên nhãn màu xanh lá cây hình chữ nhật có từ 1-5 ngôi sao cùng các thông số chi tiết liên quan tới xuất xứ, tiêu chuẩn đánh giá, hiệu suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm.
Bạn nên chọn điều hòa nhiều sao vì càng nhiều sao càng ít tiêu hao năng lượng, tiết kiệm điện. Càng nhiều sao, chất lượng điều hòa càng tốt hơn.
Trong phạm vi tài chính cho phép, gia chủ cũng nên chọn điều hòa có thương hiệu tên tuổi và xem kỹ điều kiện bảo hành, bảo dưỡng. Đơn vị sản xuất điều hòa có hệ thống bảo hành, bảo dưỡng trên toàn quốc cũng là một ưu thế.
Ngoài ra, chúng ta xem lắp điều hòa ở đâu, phòng khách hay phòng ngủ. Tùy theo công năng, diện tích phòng để chọn điều hòa phù hợp. Ví dụ nhà ít cửa sổ, nhà hướng tây hay là trên áp mái, chúng ta chọn điều hòa 800 – 1000 PTU/m2 và thêm hệ thống thông gió. Chúng ta không nên chọn điều hòa dưới 500 PTU/m2 vì như vậy sẽ khiến điều hòa phải chạy ở công suất quá tải, không bền lâu và tiêu thụ điện năng lớn.
Người tiêu dùng cũng nên chọn đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp. Hiện thị trường có nhiều loại điều hòa hiện đại, những loại điều hòa này đòi hỏi người lắp phải có tay nghề, am hiểu nhất định về chuyên môn. Những thiết bị hiện đại nhưng lắp đặt không đúng tiêu chuẩn có thể nhanh hỏng hơn loại bình thường.
Ngoài ra, trong thời gian dùng điều hòa, chúng ta phải thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, đặc biệt trước và cuối mùa hè.
Trong trường hợp mỗi năm gia đình chỉ dùng điều hòa vào mùa hè hoặc đông, chúng ta nên cắt Automat. Bởi nếu không tắt, để chiều hòa ở chế độ chờ (standby) điều hòa vẫn tiêu thụ điện năng và nhanh hỏng.
Tin cùng chuyên mục:
Giảm rác thải nhựa từ sáng kiến Công viên xanh, thân thiện môi trường
Nghệ An: Triển khai Kế hoạch Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Sơn La: Tăng cường bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Quảng Ngãi: Cần thiết sẽ đóng cửa doanh nghiệp gây ô nhiễm
Cần Thơ: Đề xuất đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn số 2
Yên Bái: Kiểm soát chặt nguồn gây ô nhiễm không khí
Giữ nguyên diện tích khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải: Song hành phát triển kinh tế và môi trường
Quảng Nam sẽ phân loại rác bài bản, thường xuyên và liên tục
Quảng Nam: Người dân hiến đất mở rộng hệ sinh thái sông Đầm
Kon Tum: Phấn đấu thu gom, xử lý trên 90% rác sinh hoạt
Lào Cai: Sẽ xây dựng 4 mô hình bảo vệ môi trường xử lý chất thải trong chăn nuôi
Kon Tum: Chủ động giám sát việc bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Bèo hoa dâu: “Bạn đồng hành” với cây lúa hữu cơ, giảm phát thải
Cần Thơ: Đề xuất phương án xử lý rác sinh hoạt phù hợp
Hà Nội cấp thiết phát triển vật liệu xây dựng xanh
Thị trường các-bon – Sức hút tăng giá trị của Việt Nam