Để triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Quyết định số 611/QĐ-TTg ngày 08/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch số 687/KH-UBND ngày 04/9/2024.
Theo đó, Kế hoạch xác định rõ vai trò, trách nhiệm chủ trì và phối hợp của các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, địa phương và đơn vị có liên quan trong triển khai thực hiện Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An giao các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với UBND cấp xã và các đơn vị liên quan xây dựng, cập nhật phương án phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh; định hướng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp tỉnh đã được định hướng trong Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia vào Quy hoạch tỉnh và tổ chức thực hiện.
Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với UBND cấp huyện, cấp xã và các đơn vị liên quan xây dựng Quyết định về xác định vị trí, ranh giới của vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên địa bàn quản lý đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh. Rà soát, thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp tỉnh thống nhất, đồng bộ với mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia; triển khai thực hiện chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh…

UBND cấp huyện, Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp xã bố trí quỹ đất cho khu xử lý chất thải tập trung theo Quy hoạch tỉnh; thực hiện việc giao đất để triển khai xây dựng và vận hành khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, rà soát các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn; đề xuất UBND tỉnh đầu tư nâng cấp, cải tạo đối với khu xử lý chất thải tập trung không đáp ứng về quy hoạch, công nghệ và môi trường.
Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp xã bố trí kinh phí hoặc chủ động tìm kiếm, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, vận hành, hệ thống thu gom, lưu giữ, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất thải;…
UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, các tổ chức chính trị – xã hội cấp tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hiệu quả.
Phạm Tuân – Báo TN&MT
Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/nghe-an-trien-khai-ke-hoach-quy-hoach-bao-ve-moi-truong-quoc-gia-379866.html
Tin cùng chuyên mục:
Thỏa thuận xanh châu Âu: Cơ hội và thách thức
Tích hợp công nghệ quản lý rác nhựa ven biển
Từ Sơn (Bắc Ninh): Triển khai phân loại rác sinh hoạt tại nguồn
Tân Yên (Bắc Giang): Tập trung đảm bảo công tác vệ sinh môi trường xuân Ất Tỵ 2025
Quảng Nam: Thu gom được 7 tấn dầu vón cục trôi dạt vào bờ biển
ên Bái: Phát triển sản xuất gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường
Bữa ăn “xanh” cho Trái đất sạch
Quảng Ninh: Sẽ tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các ngày lễ môi trường
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030
Thanh Hóa: Cá chết hàng loạt ở suối Cổ Đam
Hà Nội: Chuẩn bị nguồn lực để áp dụng phân loại rác tại nguồn
Lào Cai: Đẩy mạnh bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
Bến Tre: Tăng cường bảo vệ môi trường trong dịp Tết
Hành trình khởi tạo môi trường xanh
Hà Nội: Ô nhiễm không khí chạm mức nguy hiểm
Bao bì kẹo cao su và một số đồ uống đóng chai không phải thực hiện tái chế